Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012

RÁC THẢI - NHÓM 8






Đề tài :       RÁC THẢI


                                                     Danh sách thành viên nhóm:   
                                                            MSSV                                 
                                                                                  Dương Thị Hiếu                     1010266
                                                                                  Đỗ Thị Hồng                           1010268
                                                                                  Nông Thị Phương                 1010320
                                                                                  Đào Thị Thu Thảo                 1011904
                                                                                   Thị Thu Hiền                    1010265

BÀI TIỂU LUẬN



MỤC LỤC                                                                                                                                  Trang
LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................................................            
1.1  Khái niệm rác thải....................................................................................................                     3   2
CHƯƠNG  I: THỰC TRẠNG RÁC THẢI HIỆN NAY.................................................                   3
1.2. Nguồn gốc phát sinh và tình hình rác ..................................................................                          3
1.2.1 Nguồn gốc phát sinh...................................................................................                    4
1.2.2 Tình hình rác thải.........................................................................................                  4
CHƯƠNG II: ẢNH HƯỞNG CỦA RÁC THẢI.............................................................                    8
2.1  Tác hại của rác thải..................................................................................................                     8
2.1.1 Đối với môi trường........................................................................................                 8
2.2.2 Ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội..............................................................                     9
2.2 .3 Ảnh hưởng đến con người.........................................................................                    10
2.2  Lợi ích của rác thải...................................................................................................                    11
CHƯƠNG III: NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP.........................................................                   14
3.1 .Nguyên nhân.............................................................................................................                   14
3.1.1Nguyên nhân khách quan...............................................................................                       14
3.1.2 Nguyên nhân chủ quan..................................................................................                       14
3.2 Giải pháp....................................................................................................................                   16
3.2.1 Phương pháp truyền thống............................................................................                         16
       3.2.2 Phương pháp hiện đại.....................................................................................                     19
KẾT LUẬN........................................................................................................................ 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 27


LỜI MỞ ĐẦU
&
Hiện nay, vấn đề về môi trường và mối quan hệ giữa bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững hiện nay không chỉ là vấn đề riêng của mỗi quốc gia mà đã trở thành vấn đề được toàn cầu quan tâm đặc biệt. Các hội nghị quốc tế về môi trường luôn thu hút sự chú ý theo dõi bởi vì nó không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia mà nó còn ảnh hưởng tới sự tồn tại của con người chúng ta hiện nay và các thế hệ tương lai do vậy cần phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. 
 Những năm qua tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam diễn ra mạnh mẽ với sự hình thành, phát triển của các ngành nghề sản xuất, sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế , xã hội của đất nước. Tuy nhiên, sản xuất phát triển đã đi kèm với đó là nỗi lo về môi trường, đặc biệt vấn đề rác thải rắn như rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, rác thải nông nghiệp, rác thải y tế, rác thải xây dựng, rác thải nguy hại, v.v…Rác thải đang là vấn đề nan giải của các quốc gia vì những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến môi trường và sức khỏe con người. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài “RÁC THẢI” làm chủ đề cho bài tiểu luận này.
Ngày nay, công nghiệp hóa hiện đại hóa phát triển càng làm cho lượng rác thải nhiều hơn . Đây là vấn đề nhức nhối không chỉ riêng cá nhân hay quốc gia nào mà là vấn đề nan giải chung của toàn cầu.
  •      Tình hình và thực trạng rác thải ở đô thị
  •      Tình hình rác thải ở nông thôn
  •      Chất thải trong chăn nuôi.
  •      Chất thải trong sản xuất nông nghiệp.
  •      Rác thải điện tử  (WES) :
Lượng rác nhập khẩu bình quân hàng chục tấn/ngày gồm đủ loại: sắt, thép, tôn, giấy vụn, nylon, các vật dụng hư hỏng bằng nhựa, vỏ chai, bình ắc-quy cũ, vỉ mạch điện tử, thậm chí có cả bình đựng thuốc trừ sâu…
   Nguồn nước hiện nay đang  bị ô nhiễm nặng do dân cư ven các con sông thải rác thải sinh hoạt xuống cống rãnh ,ao hồ ,kênh rạch sông ngòi, …các rác thải từ các khu công nghiệp ,hộ gia đình, bệnh viện,cơ sở thương mại và dịch vụ … không được thu gom  mà thải trực tiếp ra môi trường nước .
   Rác thải không những ảnh hưởng đến môi trường mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sự  phát triển kinh tế- xã hội.
Ô nhiễm đất làm cho cây trồng phát triển chậm , làm giảm năng suất,ảnh hưởng tiêu cực đến nền sản xuất nông nghiệp .
Ảnh hưởng đến đời sống của người dân, nhà nước, địa phương phải tốn thêm một khoản chi phí  không nhỏ để thuê nhân công thu dọn, nạo vét, khai thông cống rãnh, ao hồ, kênh rạch và tốn kém nhiều tiền của trong việc cải tạo môi trường.
Rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý, thu gom không hết, vận chuyển rơi vãi dọc đường, tồn tại các bãi rác nhỏ lộ thiên…đều là những hình ảnh gây mất vệ sinh môi trường và làm ảnh hưởng tới vẻ mỹ quan đường phố, thôn xóm.
Ảnh hưởng tới sức khỏe người thu gom rác là các bệnh về da, bệnh phổi, phế quản ung thư sốt xuất huyết Sida, cảm cúm, dịch bệnh và các bệnh nguy hại khác. Các bệnh trên có thể gây ra các tác động tức thời hoặc lâu dài bệnh về da. Nếu không sử dụng thiết bị bảo hộ khi thu gom rác thì vi khuẩn sẽ xâm nhập vào da và gây viêm da.  Ngoài ra chất hữu cơ dễ bay hơi cũng có thể gây viêm loét da. Bệnh phổi, phế quản chất hữu cơ dể bay hơi gây nguy cơ bị hen suyễn, chảy nước mắt mũi, viêm họng. Trường hợp ngộ độc nặng có thể gây nhức đầu, nôn mữa. Về lâu dài có thể gây tổn thương gan và các cơ quan khác. Ngoài ra khi tiếp xúc trực tiếp với rác thải còn gây ra bệnh xung huyết niêm mạc miệng, viêm họng, viêm lợi, rối loạn tiêu hóa, bệnh ung thư
Một số thành phần chất hữu cơ dễ bay hơi trong rác có khả năng gây ung thư như: benzen, styrene butadience gây ung thư máu ung thư da. Rác thải là môi trường cho muỗi phát triển, muỗi chích sẽ gây nên bệnh sốt xuất huyết và lan truyền mầm bệnh đi khắp nơi. Bệnh này gây nguy hiểm đến tính mạng, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong . Rác thải chứa nhiều ruồi, muỗi và vi trùng gây bệnh nên dễ bị dịch bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với rác thải.  Trầm trọng hơn trong những năm gần đây xuất hiện các “Làng ung thư” do ô nhiễm môi trường đặc biệt là sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm như ở Hà Tây, Thạch Sơn, Nghệ An, Quảng Trị… do tiếp xúc và sử dụng nguồn nước và môi trường ô nhiễm trầm trọng trong thời gian dài. Qua số liệu điều tra các hộ gia đình tại một số quận huyện ngoại thành trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh …, Các gia đình đều sử dụng nước giếng khoan hoặc giếng đào nhưng phần lớn không có hệ thống xử lý nước, nước bơm lên là dùng ăn uống trực tiếp, đây chính là nguyên nhân dể mắc phải các chứng bệnh nêu trên.
   Người dân chẳng may sử dụng phải nguồn nước bị ô nhiễm do rác thải, hay sống gần những bải rác sẽ dễ mắc các bệnh về đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh đau mắt hột đặc biệt gần đây ở nước ta có nhiều người tử vong vì bị tiêu chảy cấp do nhiễm khuẩn tả từ nước bị ô nhiễm này.
Rác trong lớp học, sân trường, nếu không thu dọn kịp thời sẽ bốc mùi hôi thối khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tiếp thu bài của học sinh, sự truyền đạt kiến thức của giáo viên và còn làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của ngôi trường.
Rác thải hữu cơ có khả năng phân hủy được đưa vào hầm ủ ở một độ cao nhất định, rưới nước từ hầm chứa để tạo độ ẩm và phun chế phẩm sinh học để khử mùi hôi. Rác được ủ tại các hầm ủ trong thời gian khoảng 50 ngày, sau đó được tiếp tục ủ chín trong khoảng 15 ngày. Kết quả thu được sau thời gian này chính là phân bón compost. Phân compost “ra lò” sẽ được trải cho khô rồi sàng và đóng bao.
Thực hiện tốt việc thu gom và xử lý rác hợp vệ sinh là góp phần phòng chống các dịch bệnh và bảo vệ tốt cho sức khỏe của mỗi gia đình đồng thời cũng giúp cho xã hội ngày càng văn minh và phát triễn.
Hiện tại, tất cả các địa phương đều sử dụng biện pháp chôn lấp chất thải với số lượng trung bình 1 bãi chôn lấp/1 đô thị, trong đó có tới 85-90%  các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Các công nghệ xử lý rác của nước ngoài cho thấy phần lớn đều không hiệu quả vì không phù hợp với đặc thù rác thải rất phức tạp, chưa phân loại đầu nguồn ở Việt Nam.
Các loại rác hữu cơ biện pháp chôn là tốt nhất. Các loại rác vô cơ nếu chôn thì phải được đào chôn sâu. Đặc biệt các loại rác nhựa, thủy tinh mặc dù chôn nhưng rất khó phân hủy nên cần phải được chôn thật sâu để bảo đảm an toàn.
Vậy những nơi chôn lấp cần phải thỏa mãn những tiêu chí qui đinh của nhà nước về quy định sử dụng đất, bảo vệ môi trường
Công nghệ thiêu đốt có nhiều ưu điểm như khả năng tận dụng nhiệt, xử lý triệt để khối lượng, sạch sẽ, không tốn đất để chôn lấp nhưng cũng có một số hạn chế như chi phí đầu tư, vận hành, xử lý khí thải lớn, dễ tạo ra các sản phẩm phụ nguy hiểm.
Theo nhận định của các chuyên gia, mô hình xử lý chất thải rắn bằng phương pháp thiêu đốt kết hợp sản xuất điện năng hoàn toàn có thể áp dụng với điều kiện tại Việt Nam.
Công nghệ cơ bản của việc sử dụng biện pháp thiêu đốt để biến chất thải rắn đô thị thành năng lưng đã có từ lâu trên thế giới. Tuy nhiên, tác động tới môi trường bước đầu là khá nghiêm trọng do các chất ô nhiễm được đưa vào không khí, có tính axit mạnh và gây hiện tượng mưa axit. Các phát triển gần đây với việc sử dụng thiết bị lọc khói bằng vôi đã giảm thiểu đáng kể các tác động này và các nhà máy đốt rác hiện đại được đánh giá là sạch đến mức ô nhiễm dioxin gần như không đáng kể.
Trong bối cảnh hiện nay, do giá điện ngày càng tăng cao cùng với việc khuyến khích sử dụng các nguồn thay thế tạo năng lượng sạch khiến cho các nhà máy xử lý chất thải kết hợp sản xuất điện năng trở thành một lựa chọn hữu hiệu so với các biện pháp sản xuất điện năng khác. Vấn đề giảm bớt số lượng bãi chôn lấp cho chất thải rắn các khu đô thị cũng là một lợi ích khác của việc sử dụng công nghệ này. Năng lượng sinh ra trong quá trình đốt dưới dạng nhiệt năng là từ các phản ứng ôxy hóa hoàn toàn một số các hợp chất hữu cơ có trong rác thải với ôxy không khí. Sau khi thu hồi, nhiệt năng sẽ được chuyển hóa thành điện năng, một dạng năng lượng sạch, để chuyển đến tay nguời tiêu dùng như các loại năng lượng khác.
Lợi ích về mặt môi trường của công nghệ đốt rác so với chôn lấp đã được minh chứng. Cụ thể, khí mêtan phát ra từ 1 tấn chất thải rắn là tăng gấp hơn 2 lần nguy cơ nóng lên của trái đất so với lượng CO2 thải ra từ việc đốt rác tương đương. Theo nghiên cứu của Mỹ, ngay cả khi số chất thải này được thu gom, lượng khí từ những bãi chôn lấp thải vào bầu khí quyển vẫn cao hơn 32% so với lượng CO2 phát ra từ việc đốt rác.
Công nghệ này sẽ xử lý rác thải sinh hoạt mà không cần phải phân loại, thông qua dây chuyền sản xuất, rác sẽ được tái chế thành loại than tái sinh thân thiện với môi trường mà không gây ô nhiễm môi trường. Với một giá trị calo khoảng 4500 - 5000 kilocalo, than có thể được sử dụng trong nhiều hình thức đốt cháy. Chính vì thế mà ưu điểm của công nghệ này là: "giảm giá, vô hại và tái sinh".
Được kiểm nghiệm nghiêm ngặt về tính thân thiện với môi trường. Với tính độc tố của dioxin ở mức độ trung bình 0,019 tốt hơn cả tiêu chuẩn quốc gia được sử dụng là 1 và các tiêu chuẩn Châu Âu là 0,1.
Dây chuyền công nghệ mỗi ngày xử lý gần 300 tấn rác mỗi ngày và công suất tái chế rác thải khoảng 1000 tấn than /ngày. Đồng thời giá thành của than sạch rẻ, tuyệt đối tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường.
Nhưng vẫn có nhiều vấn đề phải nhắc đến, ở Việt Nam cách thức áp dụng hình thức 3R là mỗi công nhân vệ sinh môi trường đến từng hộ gia đình phát 3 túi nilon đựng rác hữc cơ, vô cơ, do đó việc áp dụng vẫn chưa đại trà, tốn nhiều công sức công nhân, việc phát túi nilon tới hộ gia đình khi túi nilon hỏng bản thân nó lại là rác thải cho môi trường. Trong khi đó, công việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm tới từng người dân trong xã hội ngày nay, do vậy tiến trình giảm thiểu giảm thải ô nhiễm môi trường chưa rộng khắp.
Để khắc phục nhược điểm này chúng ta cần phải cải tiến phương tiện chứa rác thải cũ thay thế túi nilon để thu rác bằng thùng rác 3R- W (Reduce: giảm thiểu, Reuse: sử dụng lại,Recycle:táichế-Watter:nước) 
Hình3.1: Cấu tạo ngoài của thùng rác 3R- W
Hình 3. 2: Cấu tạo trong của thùng chứa rác 3R- W
Hình 3.3: Cấu tạo trong của thùng chứa rác nhỏ
Quy trình xử lý rác thải bằng cách lên men hiếu khí tốc độ cao được biết tới là một công nghệ tiên tiến có thể phân loại được các loại rác sinh hoạt nhiều thành phần, độ ẩm cao, chưa phân loại từ nguồn; phân hủy rác thải hữu cơ thành phân hữu cơ vi sinh cao cấp, trong hệ thống thiết bị theo quy trình khép kín, thời gian từ 13-15 ngày (các nước tiên tiến ủ đống từ 49-60 ngày). Công nghệ này cũng cho phép thu hồi được 100% khí CO2 cho hóa hợp với CaO tạo thành bột nhẹ CaCO3 và hoàn toàn giảm thải khí nhà kính.
Ưu điểm đặc biệt của quá trình xử lý bằng công nghệ sinh học với các vi sinh vật hiếu khí chịu nhiệt và ưu nhiệt là chuyển hóa các chất hữu cơ thành phân vi sinh hữu cơ, khí carbonic(CO2) và nước (H20), không sinh khí CH4 và H2S nên không gây cháy nổ, không có mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường.
Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt được đánh giá phù hợp với xử lý rác thải ở Việt Nam, có thể thiết kế và chế tạo trong nước nên giảm giá thành từ 50-60% so với công nghệ, thiết bị của nước ngoài.
Công  nghệ xử lý chất thải rắn bằng biện pháp yếm khí tùy nghi -A.B.T với sự tham gia cuả tổ hợp vi sinh vật có ích (vi sinh vật đẩy nhanh tốc độ phân hủy các chất hữu cơ và khử mùi sinh ra trong quá trình vận chuyển và xử lý rác) có trong chế phẩm sinh học P.MET và phụ gia.
Công nghệ xử lý rác sinh hoạt, không phát sinh nước rỉ rác, các khí độc hại; diệt các vi khuẩn và vi sinh vật gây bệnh; đơn giản dễ vận hành; thích hợp với loại rác thải chưa qua phân loại từ nguồn phát sinh.
 Ưu điểm công nghệ:
Không phát sinh mùi hôi thối trong quá trình vận chuyển và xử lý rác; không có khí độc hại và khí dễ gây cháy - nổ phát sinh trong quá trình xử lý rác;
Không  phát sinh nước rỉ rác.Không nhất thiết phải phân loại rác trước khi xử lý rác;
Phân hữu cơ sinh học chế biến từ mùn rác có chất lượng rất cao;
Chi phí đầu tư và chi phí vận hành thường xuyên rất thấp, ít tốn điện năng,có thể ứng dụng xử lý rác ở mọi quy mô công suất khác nhau từ (cụm gia đình, nông thôn đến các đô thị lớn).Có thể xây dựng khu xử lý rác ở gần nơi phát sinh rác và trong khu công nghiệp, do đó giảm chi phí vận chuyển và giảm chi phí xây dựng.

Phân hữu cơ sinh học chế biến từ mùn rác có chất lượng rất cao;
Chi phí đầu tư và chi phí vận hành thường xuyên rất thấp, ít tốn điện năng,có thể ứng dụng xử lý rác ở mọi quy mô công suất khác nhau từ (cụm gia đình, nông thôn đến các đô thị lớn).Có thể xây dựng khu xử lý rác ở gần nơi phát sinh rác và trong khu công nghiệp, do đó giảm chi phí vận chuyển và giảm chi phí xây dựng.
 Phạm vi sử dụng:
Thích hợp cho nhiều quy mô công suất xử lý rác khác nhau, ở các khu vực: cụm gia đình, cụm dân cư, xã - phường, thị trấn, thị xã, thành phố. Khu xử lý rác có thể xây dựng gần khu vực dân cư do không có mùi hôi, nước rỉ rác và các khí độc hại thải ra.
Công nghệ Seraphin
Công nghệ Seraphin có thể tóm tắt quá trình xử lý rác thải như sau: Ban đầu rác từ khu dân cư được đưa tới nhà máy và đổ xuống nhà tập kết nơi có hệ thống phun vi sinh khử mùi cũng như ozone diệt vi sinh vật độc hại. Tiếp đến, băng tải sẽ chuyển rác tới máy xé bông để phá vỡ mọi loại bao gói. Rác tiếp tục đi qua hệ thống tuyển từ (hút sắt thép và các kim loại khác) rồi lọt xuống sàng lồng.
Sàng lồng có nhiệm vụ tách chất thải mềm, dễ phân huỷ, chuyển rác vô cơ (kể cả bao nhựa) tới máy vò và rác hữu cơ tới máy cắt. Trong quá trình vận chuyển này, một chủng vi sinh ASC đặc biệt, được phun vào rác hữu cơ nhằm khử mùi hôi, làm chúng phân huỷ nhanh và diệt một số tác nhân độc hại. Sau đó, rác hữu cơ được đưa vào buồng ủ trong thời gian 7-10 ngày. Buồng ủ có chứa một chủng vi sinh khác làm rác phân huỷ nhanh cũng như tiếp tục khử vi khuẩn. Rác biến thành phân khi được đưa ra khỏi nhà ủ, tới hệ thống nghiền và sàng. Phân trên sàng được bổ sung một chủng vi sinh đặc biệt nhằm cải tạo đất và bón cho nhiều loại cây trồng, thay thế trên 50% phân hoá học. Phân dưới sàng tiếp tục được đưa vào nhà ủ trong thời gian 7-10 ngày.

Sàng lồng có nhiệm vụ tách chất thải mềm, dễ phân huỷ, chuyển rác vô cơ (kể cả bao nhựa) tới máy vò và rác hữu cơ tới máy cắt. Trong quá trình vận chuyển này, một chủng vi sinh ASC đặc biệt, được phun vào rác hữu cơ nhằm khử mùi hôi, làm chúng phân huỷ nhanh và diệt một số tác nhân độc hại. Sau đó, rác hữu cơ được đưa vào buồng ủ trong thời gian 7-10 ngày. Buồng ủ có chứa một chủng vi sinh khác làm rác phân huỷ nhanh cũng như tiếp tục khử vi khuẩn. Rác biến thành phân khi được đưa ra khỏi nhà ủ, tới hệ thống nghiền và sàng. Phân trên sàng được bổ sung một chủng vi sinh đặc biệt nhằm cải tạo đất và bón cho nhiều loại cây trồng, thay thế trên 50% phân hoá học. Phân dưới sàng tiếp tục được đưa vào nhà ủ trong thời gian 7-10 ngày.
Công nghệ xử lý hóa – lý:
Công nghệ này sử dụng các quá trình biến đổi vật lý, hóa học để làm thay đổi  chất của chất thải nhắm mục đích chính là giảm thiểu khả năng nguy hại của chất thải đối với môi trường.Công nghệ này nhằm mục đích chính làm giảm thiểu khả năng nguy hại của chất thải đối với môi trường.Công nghệ này rất phổ biến để tu hồi, tái chế chất thải,đặc biệt là một số loại chất thải nguy hại như: dầu, mỡ, kim loại nặng, dung môi…
Biện pháp này chỉ thực sự có hiệu quả về kinh tế và môi trường đối với những nhà máy xử lý chất thải quy mô lớn, đầu tư công nghệ hiện đại để có thể thu hồi sản phẩm từ chất thải. Một số biện pháp hóa lý thông dụng trong xử lý chất thải như sau:
Trích ly: Là quá trình tách các cấu tử ra khỏi hỗn hợp nhờ một dung môi có khả năng hòa tan chọn lọc một số chất trong hỗn hợp đó. Trong xử lý chất thải, quá trình trích ly thường được ứng dụng để tách hoặc thu hồi các chất hữu cơ lẫn trong chất thải dầu mỡ, dung môi, hóa chất bảo vệ thực vật.
Chưng cất: Là quá trình tách hỗn hợp chất lỏng bay hơi thành những cấu tử riêng biệt dựa vào độ bay hơi khác nhau, ở những nhiệt độ sôi khác nhau của mỗi cấu tử trong hỗn hợp đó, bằng cách lặp đi lặ p lai bay hơi va ngưng tụ. Quá trình chưng cất dựa trên cơ sở là các cấu tử của hỗn hợp lỏng có áp suất hơi khác nhau, khi đun nóng, những chất có nhiệt độ sôi thấp hơn sẽ bay hơi trước và được tách riêng ra khỏi hỗn hợp.
Kết tủa, trung hòa: dựa trên phản ứng tạo sản phẩm kết tủa lắng giữ chất bẩn và hóa chất để tách kết tủa ra khỏi dung dịch. Quá trình này thường được ứng dụng để tách các kim loai nặng trong chất lỏng ở dang hydroxit kết tủa hoặc muối không tan.
Oxi hóa-khử: là khóa trình sử dụng các tác nhân oxy hóa-khử để tiến hành phản ứng oxy hóa-khử, chuyển chất độc hại thành chất không độc hại hoặc ít độc hai hơn.

Oxi hóa-khử: là khóa trình sử dụng các tác nhân oxy hóa-khử để tiến hành phản ứng oxy hóa-khử, chuyển chất độc hại thành chất không độc hại hoặc ít độc hai hơn.Cứ 1 tấn rác đưa vào nhà máy, thành phẩm sẽ là 300-350 kg seraphin (chất thải vô cơ không huỷ được) và 250-300kg phân vi sinh.
Như vậy, qua các công đoạn tách lọc - tái chế, công nghệ seraphin làm cho rác thải sinh hoạt được chế biến gần 100% trở thành phân bón hữu cơ vi sinh, vật liệu xây dựng, vật liệu sản xuất đồ dân dụng, vật liệu cho công nghiệp. Các sản phẩm này đã được cơ quan chức năng, trong đó có Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng kiểm định và đánh giá là hoàn toàn đảm bảo về mặt vệ sinh và thân thiện môi trường. Với công nghệ seraphin, Việt Nam có thể xoá bỏ khoảng 52 bãi rác lớn, thu hồi đất bãi rác để sử dụng cho các mục đích xã hội tốt đẹp hơn.

Như vậy, qua các công đoạn tách lọc - tái chế, công nghệ seraphin làm cho rác thải sinh hoạt được chế biến gần 100% trở thành phân bón hữu cơ vi sinh, vật liệu xây dựng, vật liệu sản xuất đồ dân dụng, vật liệu cho công nghiệp. Các sản phẩm này đã được cơ quan chức năng, trong đó có Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng kiểm định và đánh giá là hoàn toàn đảm bảo về mặt vệ sinh và thân thiện môi trường. Với công nghệ seraphin, Việt Nam có thể xoá bỏ khoảng 52 bãi rác lớn, thu hồi đất bãi rác để sử dụng cho các mục đích xã hội tốt đẹp hơn.
     
Với khả năng nhận thức hiện tại, thời gian và nguồn tài liệu nghiên cứu có hạn nên sẽ còn nhiều thiếu sót,  kính mong thầy có ý kiến nhận xét để nhóm chúng tôi có thêm nhiều kinh nghiệm để việc viết tiểu luận ngày càng được tốt hơn.
                      

                        CHƯƠNG I:THỰC TRẠNG RÁC THẢI HIỆN NAY

1.1 Khái niệm rác thải
Rác thải là sản phẩm được sinh ra trong sinh hoạt của con người , trong hoạt động sản xuất công nghiêp , sản xuất nông nghiệp , thương mại dich vụ ,y tế ….

Hình 1.1  Rác thải ở môi trường khu dân cư
1.2. Nguồn gốc phát sinh và tình hình rác thải
1.2.1 Nguồn gốc phát sinh
Dựa vào nguồn gốc , thành phần và tốc độ phát sinh của rác thải là cơ sở để phân loại các nguồn gốc phát sinh rác thải rắn khác nhau nhưng ta có thể phân loại theo cách thông thường nhất là: sinh hoạt,công nghiệp, nông nghiệp,y tế,v.v..
1.2.2 Tình hình rác thải
Hình 1.2 Rác thải ra ở Việt Nam trên mỗi năm

Rác thải sinh hoạt:

   Lượng chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá sinh chất thải rắn sinh hoạt tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%).
   Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 - 2007 cho thấy, lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy chỉ có 2 đô thị nhưng tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tới 8.000 tấn/ngày chiếm 45,24% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ tất cả các đô thị.
Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thị bình quân trên đầu người tại các đô thị đặc biệt và đô thị loại I tương đối cao (0,84 – 0,96kg/người/ngày); đô thị loại II và loại III có tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thị bình quân trên đầu người là tương đương nhau (0,72 - 0,73 kg/người/ngày); đô thị loại IV có tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thị bình quân trên một đầu người đạt khoảng 0,65 kg/người/ngày.
Dự báo đến năm 2020 khoảng gần 22 triệu tấn/năm. Để quản lý tốt nguồn chất thải này, đòi hỏi các cơ quan hữu quan cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến các khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng, đầu tư công nghệ xử lý, tiêu hủy thích hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt gây ra.

     Khoảng 70% dân số ở khu vực nông thôn, mỗi năm phát sinh 13 triệu tấn rácthải sinh hoạt gây ô nhiễm nặng nề đối với môi trường.
    Hiện nay, nhiều bãi rác tập trung nằm ở những tuyến đường mà người dân sinh sống ở gần đó đổ ra ven đường, vỉa hè làm tình trạng ô nhiễm môi trường luôn ám ảnh người dân đi qua nơi đây. Mùa hè, rác thải phát tán theo gió. Mùa mưa, cả bãi rác ngập chìm trong nước rồi chảy trôi lênh láng trên mặt đường, chảy xuống mương máng đồng ruộng, chảy ra suối, sông lềnh bềnh mặt nước. Đây là bãi rác tự phát do người dân ở gần đổ ra vì do ý thức của người dân còn hạn chế, có nhiều vùng còn chưa có bãi rác tập trung. Hoặc dọc những kênh mương nhiều nơi rác thải trôi lềnh bềnh trên mặt nước với mật độ ngày càng dày đặc.
Rác thải công nghiêp
    Công nghiệp là ngành kinh tế to lớn thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất, giữ vai trò chủ đạo trong nên kinh tế quốc dân. Sản phẩm của công nghiệp không những đáp ứng nhu cầu phong phú đa dạng của người tiêu dùng mà còn đóng vai trò tư liệu lao động của các ngành kinh tế khác. Tuy nhiên, ngoài những sản phẩm có ích, hoạt động sản xuất công nghiệp còn thải ra tự nhiên một lượng rác khổng lồ gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác, sản phẩm công nghiệp sau một thời gian sử dụng, bị hư hỏng, cũng trở thành rác thải.  Hậu quả là những hiện tượng bất thường của thiên nhiên như: mưa axit, hiệu ứng nhà kính do tầng ôzôn bị phá vỡ…

Trong nông nghiệp:
Cùng với sự phát triển kinh tế vượt bậc, hiện nay ở nông thôn tình trạng ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động. Các nguồn gây ô nhiểm chính trong nông nghiệp là chất thải trong chăn nuôi, phân bón và thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp, trong nuôi trồng thủy hải sản

Thời gian qua, ngành chăn nuôi  đã có bước tăng trưởng khá, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thấy rõ, nhiều bất cập đã nảy sinh gây ô nhiễm môi trường, đe dọa sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống.
 Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, hàng năm đàn vật nuôi thải ra 80 triệu tấn chất thải rắn, vài chục tỷ khối chất thải lỏng và hàng trăm triệu tấn chất thải khí. Do chăn nuôi còn mang nặng tính tự phát, tỷ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư chiếm tới trên 60% và thiếu sự quan tâm xử lý chất thải chăn nuôi đúng mức nên chỉ một phần nhỏ số đó được ủ làm phân bón cho cây trồng, còn lại thải trực tiếp ra kênh mương, ao hồ và hệ thống cống rãnh thoát nước trong khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng làm tăng nguy cơ phát sinh dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và con người.

Sản xuất nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế cũng như trong đời sống vì nó cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng, nó tạo nên sự ổn định, đảm bảo an toàn cho phát triển. Nhưng thực trạng đáng lo ngại trong sản xuất nông nghiệp hiện nay là việc ngày càng lạm dụng thuốc thuốc bảo vệ thực vật, kinh doanh  sản xuất bừa bãi, ý thức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật rất kém củangười dân, vứt bỏ bừa bải vỏ bao bì trên đồng ruộng, nương rẫy, kênh mương ,…điều đó gây  ảnh hưởng rất xấu tới môi trường sống, đe dọa sức khỏe, cộng đồng và xã hội loài người.
Theo kết quả điều tra cho thấy, từ năm 1985 tới nay, diện tích trồng trọt trên cả nước chỉ tăng trên 57%, nhưng lượng phân bón sử dụng tăng tới 517%. Năm 2000, lượng phân bón sử dụng khoảng 4 triệu tấn thì năm 2011 số lượng này trong cả nước đã tăng trên 9 triệu tấn các loại. Và trong vòng 10 năm qua, lượng thuốc bảo vệ thực vật tăng gấp 2,5 lần, số loại thuốc đăng ký sử dụng tăng lên 4,5 lần. Nhưng ý thức sử dụng thuốc thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo an toàn cho cộng đồng, cho môi trường lại chẳng tăng thêm phần trăm nào.
Rác thải y tế:
   Y tế là một trong những ngành quan trọng , bên cạnh những lợi ích mang lại thì hiện nay, lượng rác thải y tế đang báo động, gây xôn xao nhiều dư luân của xã hội.
 Ước tính mỗi ngày có khoảng 350 tấn chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở y tế, trong đó có 40,5 tấn là chất thải rắn nguy hại, mức độ gia tăng khoảng 7,6%/năm. Vì vậy, tính đến năm 2015 lượng chất thải này khoảng 600 tấn/ngày và đến năm 2020 sẽ vào khoảng 800 tấn/ngày.  
    Việc xử lý và tiêu hủy chất thải rắn y tế nguy hại hiện nay cũng chưa đáp ứng được yêu cầu. Hiện mới có 73,3% bệnh viện xử lý chất thải rắn y tế nguy hại bằng các lò đốt, nhưng công nghệ đốt hiện đại mới chỉ được áp dụng tại một số bệnh viện lớn, còn lại 26,7% bệnh viện thiêu đốt chất thải y tế nguy hại ngoài trời hoặc chôn lấp trong khuôn viên bệnh viện hoặc bãi chôn lấp chung của địa phương. Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2011 vừa được Bộ tài nguyên và môi trường công bố, khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại được xử lý mới chỉ đạt 68%, tổng khối lượng chất thải phát sinh. Chất thải rắn y tế xử lý khô ng đạt chuẩn là 32% là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Rác thải khác:
Bên cạnh những nguồn rác thải kể trên thì còn những nguồn rác thải khác cũng gây ô nhiễm môi trường cần xã hội chúng ta quan tâm như là :

Nhờ sự phát triển về khoa học và công nghệ, cuộc sống của con người ngày nay có đủ trang thiết bị hiện đại được sản xuất hàng loạt từ các cụm linh kiện điện tử và nhựa tổng hợp, nhưng khi không còn được sử dụng nữa thì chính các loại máy móc hiện đại lại trở thành nguồn chất thải rất độc hại đối với môi trường. Rác thải điện tử đang là mối hiểm họa mà nhiều nước phải đối đầu, nhất là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam
Ước tính tổng lượng chất thải công nghiệp điện tử trên toàn lãnh thổ Việt Nam là khoảng 1.630 tấn/năm, trong đó khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc 1.370 tấn/năm (chủ yếu là bùn thải), chiếm 84% tổng lượng WES của cả nước; khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung khoảng 6 - 7 tấn/năm, chiếm 0,4% tổng lượng WES.Riêng khu vực trọng điểm kinh tế phía Nam có khoảng 254 tấn/năm, chiếm 16% tổng lượng WES của cả nước, trong đó 93,4% tại tỉnh Đồng Nai (khoảng 237,33 tấn/năm) ; 4,9% tại TPHCM (12,5 tấn/năm) ; còn lại tập trung tại Bình Dương và Long An. Ước tính hằng năm, WES tại khu vực này phát sinh tăng khoảng 10% - 15% do gia tăng các nhà đầu tư trên lĩnh vực điện tử.
*  Rác thải du nhập vào Việt Nam:
    Trên thực tế, trong thời gian vừa qua, đã diễn ra thực trạng một lượng rác thải khổng lồ từ Campuchia tràn vào Việt Nam qua các tỉnh biên giới Tây Nam mà sôi động nhất là cửa khẩu Tịnh Biên (An Giang) và Đồng Tháp.
*  Rác thải từ các làng  nghề:
Làng nghề có ý nghĩa lớn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Hoạt động làng nghề thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, giải quyết việc làm cho hơn 30% lực lượng lao động ở nông thôn. Thực tế tại các làng nghề hiện nay, hầu hết các cơ sở hoạt động kinh doanh  đều không có hệ thống xử lý khí thải, rác thải, chất thải và nước thải. Các loại rác thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất thường được đổ tùy tiện  ra môi trường mọi lúc, mọi nơi mà chưa hề qua xử lý.

                                         
CHƯƠNG II: ẢNH HƯỞNG CỦA RÁC THẢI

2.1  Tác hại của rác thải.
 Mỗi năm, chúng ta thải ra hàng trăm nghìn tấn rác thải bao gồm cảrác thải tự nhiên và rác thải hóa học làm cho môi trường sống của chúng ta bị ô nhiễm vô cùng nặng nề gây ảnh hưởng  xấu tới tình trạng sức khỏe của con người và môi trường sống.
2.1.1 Đối với môi trường:
Môi trường không khí
 Rác thải phát sinh mùi do quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong rác gây ô nhiễm môi trường không khí. Các khí phát sinh từ quá trình phân hủy chất hữu cơ trong rác như là:  Amoni có mùi khai,  phân có mùi hôi,  Hydrosunfur: trứng thối,  Sunfur hữu cơ: bắp cải rữa, Mecaptan: hôi nồng,  Amin: cá ươn,  Diamin: thịt thối,  Cl2: nồng, Phenol: xốc đặc trưng. Ngoài ra, quá trình đốt rác sẽ phát sinh nhiều khí ô nhiễm như: SO2, NOx, CO2, bụi...làm ô nhiễm môi trường không khí  gây nên các hiện tượng về khí hậu như băng tan ,mưa xit, hiệu ứng nhà kính…
Môi trường nước
Nước rỉ rác có chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao (chất hữu cơ: do trong rác có phân xúc vật, thức ăn thừa,...chất thải độc hại: từ các bao bì đựng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, mỹ phẩm ...) nếu không được thu gom xử lý sẽ thâm nhập vào nguồn nước mặt và nước ngầm gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng, tăng hàm lượng các  ion như NO3-, PO43-…trong nước  làm cho các động vật thủy sinh chết nhiều, làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước, làm thay đổi tính chất vật lý cũng như hóa học của nước làm cho nước bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, nhiễm độc, gây ô nhiễm nguồn nước ngọt và làm cạn kiệt dần nguồn nước….


                                                                     

Hình 2.1 Hình ảnh cá chết hàng loạt do ô nhiễm nguồn nước

Môi trường đất
Đất là một nguồn tài nguyên quý giá,là môi trường sống của con người và các loài sinh vật khác.Nhưng hiện nay môi trường đất đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do đa phần rác thải, phế thải trong sản xuất  công nghiệp như xỉ than, khai kháng, hóa chất….Rác trong sinh hoạt, thương mại và dịch vụ, trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, chăn nuôi, rác thải trong y tế nếu không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường thì nó vừa là nguồn gây ô nhiễm môi trường vừa là nguồn gây bệnh.
Các tác nhân hóa học gây ô nhiễm môi trường đất như là phân bón N, P (dư lượng phân bón trong đất), thuốc trừ sâu (clo hữu cơ, DDT, lindan, aldrin, photpho hữu cơ v.v.), chất thải công nghiệp và sinh hoạt (kim loại nặng, độ kiềm, độ axit v.v...).
Các tác nhân sinh học gây ô nhiễm môi trường đất là trực khuẩn lỵ, thương hàn, các loại ký sinh trùng (giun, sán v.v...).
Một phần rác thải khác lại không được phân hủy như bao bì ni lông ,các đồ vật bằng nhựa , thủy tinh. .. nó sẽ ngăn cản các quá trình trao đổi chất trong đất làm mất khả năng cân bằng của hệ sinh thái, làm cho chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, đất trở nên cằn cỗi , bạc màu, bị sa mạc hóa,… vì vậy diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, lượng đất bỏ hoang ngày càng tăng.

2.2.2  Ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội.
Rác thải gây ô nhiễm môi trường nước, làm cho nguồn thủy sản nhiễm dịch bệnh làm cho chúng tăng trưởng chậm thậm chí gây chết làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng thủy sản, làm giảm GDP.
2.2 .3 Ảnh hưởng đến con người
 Rác thải chứa nhiều vi khuẩn, vi trùng gây bệnh do chứa mầm bệnh từ phân người, súc vật, rác thải y tế. Các vi khuẩn gây bệnh như: E.Coli, Coliform, giun, sán...  Ruồi, muỗi đậu vào rác rồi mang theo các mầm bệnh đi khắp nơi. Các kim loại nặng: chì, thủy ngân, crôm có trong rác không bị phân hủy sinh học, mà tích tụ trong sinh vật, tham gia chuyển hóa sinh học. Dioxin sinh ra từ quá trình đốt rác thải ở các điều kiện không thích hợp.

                           Hình 2.2 Hình ảnh rác thải ảnh hưởng đến sức khoẻ đến con người

        2.2 Lợi ích của rác thải
Bên cạnh những tác hại mà rác thải đem lại thì rác thải cũng mang lại nhiều lợi ích trong đời sống nghệ thuật, kinh tế….
Những thứ rác bị bỏ loại nhưng còn có thể dùng cho mục đích khác nên từ lâu con người đã biết tận dụng chúng để tiết kiệm của cải vật chất, tài nguyên thiên nhiên, thời gian và công sức để sản xuất ra các đồ dùng, vật dụng  trong nhà. Nếu mọi người, gia đình đều được làm như vậy là đã góp phần giảm lượng chất thải đưa ra môi trường, giữ cho môi trường được sạch đẹp hơn. Các loại vải vụn nối ráp thành đồ dùng, vật trang trí, ….Sách báo, tập vở cũ dùng làm bao bì, giấy gói. Chai lọ, bình, hũ dùng đựng món đồ khác hay tạo thành vật trang trí trong nhà.
  Ngoài ra rác còn lợi ích vô cùng to lớn mà ta không thể ngờ là sản xuất điện từ rác. Ở nước ta, việc tận dụng nguồn rác thải để sản xuất điện năng đã manh nha hình thành từ năm 2006, khi TP HCM đưa vào hoạt động thành công nhà máy xử lý rác thành điện sạch tại Gò Cát. Rác thải theo đó được chôn trong các ô chôn lấp có chiều sâu hơn 7m, có lót vật liệu chống thấm HDPE với độ bền hơn 50 năm và không ảnh hưởng tới môi trường. Khí gas sinh ra từ quá trình phân hủy rác được thu gom bằng các giếng thu đứng, dẫn về trạm thu gas và qua một công đoạn tách nước vì gas sinh ra từ rác thải sinh hoạt có lượng hơi nước rất cao. Khí gas sạch sau khi thu được sẽ được dẫn đến máy chiết xuất và máy thổi khí nén trước khi được bơm vào hệ thống động cơ nổ để chạy máy phát điện. Điện sinh ra được đưa qua máy biến thế để tăng áp và hòa vào lưới điện quốc gia. Khi đưa vào sử dụng cả 3 tổ máy, tổng công suất điện thu được là hơn 2.430kW/h, mỗi năm thu được gần 21.287kW.
Rác đem lại lợi ích rất lớn về kinh tế chúng làm giảm sự phụ thuộc của con người vào việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt. Với lượng hữu cơ lớn trong rác thải sinh hoạt (50-70%) thì đây sẽ là nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất phân vi sinh, một loại phân rất tốt cho cây trồng và thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó việc tái chế còn giúp chúng ta thu hồi các loại nguyên liệu như: nhựa, giấy, kim loại…, tránh lãng phí tài nguyên, ngăn ngừa được sự ô nhiễm, rác thải hữu cơ có thể chế biến thành phân vi sinh để trồng cây cảnh, rau, đậu, quy mô hộ gia đình và các đơn vị hành chính, các cơ quan, xí nghiệp... đô thị và các vùng nông thôn.


Hình 2.3 Công viên xây dựng từ rác



CHƯƠNG III: NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP

3.1 .Nguyên nhân
3.1.1 Nguyên nhân khách quan.
      Do sự bùng nổ dân số, tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng nhiều, đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng được nâng cao. Vì vậy, nhu cầu trao đổi hàng hóa của con người ngày càng tăng, đòi hỏi lượng hàng hóa ngày càng nhiều và kèm theo đó là lượng rác thải cũng tăng lên mạnh, đây thực sự là vấn đề xã hội nan giải mà con người đang phải đối mặt.
3.1.2 Nguyên nhân chủ quan.
    Nguyên nhân hàng đầu và quan trọng làm gia tăng lượng rác thải hiện nay đó là do sự thiếu ý thức của con người đối với việc bảo vệ môi trường. Phần lớn đều là những thanh thiếu niên nhưng cũng không ít những người lớn tuổi thiếu ý thức. Khi một gia đình cùng đi chơi mà bố mẹ vô tình xả rác bừa bãi,và cũng như vậy họ đã vô tình tạo thói quen cho con cái là đi đâu cũng xả rác bừa bãi vứt ngay xuống lòng đường. Với sự phát triển của khoa học- kỷ thuật nhất là kỷ thuật sản xuất, đóng gói bao bì, nhiều loại giấy, hộp đóng gói chủ yếu bằng ni long, nhựa, thiếc…rất tiện lợi làm thay đổi phong cách sống của nhiều người không chỉ ở thành thị mà còn ở cả nông thôn, họ vức rác bừa bải mọi lúc mọi nơi,không có ý thức giử gìn vệ sinh công cộng, không quan tâm tới việc vứt rác bừa bải gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh và sức khỏe của con người như thế nào.Việc xả rác nơi công cộng cũng là do những người chỉ biết lo cho bản thân mà không biết đến cộng đồng, xã hội.Nếu ở trog nhà, chắc họ không vứt rác bừa bãi mà đã cho vào túi đựng hoặc thùng rác còn ở ngoài đường.
Nguyên  nhân thứ hai đó là do vì lợi nhuận kinh tế trước mắt mà các công ty, nhà máy xí nghiệp đã bất chấp luật pháp thải trực tiếp ra môi trường rất nhiều rác thải chưa qua xử lý như rác thải công nghiệp, rác thải y tế, rác thải sinh hoạt,….Còn nhà nước và các cơ quan có chức năng thì chỉ lo tập trung phát triển kinh tế, tăng cường sản xuất hàng hóa nhưng không đầu tư xây dựng các nhà máy, hệ thống máy móc, dây chuyền, công nghệ để xử lý chất thải trước khi đưa ra môi trường. Ngoài ra cũng còn một lý do nửa là vì trong thành phố ở nước ta có quá ít thùng rác, khi cần vứt thì không có thùng rác, thậm chí có nơi chỉ đặt thùng rác ở những phố lớn, nơi có nhiều  người qua lại còn nhiều nơi vẫn chưa có hệ thống thùng rác.



3.2 Giải pháp
 Rác thải đang ngày càng trở thành vấn đề bức xúc của xã hội. Giải pháp khắc phục tình trạng rác thải hiện nay là bài toán khó.Vì vậy, việc đưa ra các công nghệ xử lý rác thải, chất thải sinh hoạt và tái sử dụng chúng đang là mối quan tâm hàng đầu của các địa phương, đặc biệt ở các đô thị và các khu công nghiệp không những ở Việt Nam và trên toàn thế  giới. Sau đây là một số phương pháp chính :
3.2.1 Phương pháp truyền thống
Thu gom rác:
 Rác thải ra được thu gom hàng ngày và được đựng bằng các dụng cụ, phương tiện kín, có nắp đậy như: thùng nhựa, sọt và để ở nơi thuận tiện cho việc xử lý công cộng, không nên vứt rác ra đường phố hoặc thải bỏ ra ở những nơi không được quy định là nơi đổ rác công cộng, đặc biệt là các loại thức ăn thừa, xác súc vật chết, chỉ nên quét dọn và thu gom rác hàng ngày cho vào hố rác hoặc thùng rác công cộng đã được bố trí theo quy định, cần phải chú ý phân loại rác trước khi thải bỏ để giúp cho việc xử lý và tái chế rác được thuận tiện sau khi thu gom.
Phương pháp chôn lấp
  Chôn lấp là biện pháp cô lập chất thải nhằm giảm thiểu khả năng phát tán chất thải vào môi trường. Trong quá trình thải bỏ chất nguy hại, người ta phải kiểm soát được các phản ứng xảy ra, các chất sinh ra trong khu vực thải và môi trường xung quanh, thực hiện giám sát môi trường, bảo trì cho bãi thải sau khi đóng cửa nhằm tránh tiếp xúc chất nguy hại với môi trường trong mọi tình huống kể cả khi có sự cố.
Các rác thải độc hại khi tiếp xúc với nhau có thể sinh ra các chất có tính độc cao hơn hay có thể phản ứng tạo thành chất gây ô nhiễm, cho nên cần thiết kế các ngăn chôn lấp riêng biệt đối với từng chất để chúng không có cơ hội kết hợp với nhau
Mỗi gia đình nếu có diện tích đất sử dụng rộng, nhất là các vùng nông thôn, nên đào một hố rác ở một nơi vừa thuận lợi cho việc thu gom, vừa tránh xa khu nhà ở, sinh hoạt – rác thải hàng ngày sau khi cho xuống hố rác cần phải được dàn mỏng, lấp đất kín, khi hố rác đầy thì lấp lại và đào hố khác sử dụng.
Hiện nay,có tới 85% số đô thị từ thị xã sử dụng biện pháp chôn lấp không hợp vệ sinh gây ô nhiễm môi trường, tốn nhiều diện tích đất và lãng phí nguồn tài nguyên rác có khả năng tái chế. Tại nhiều đô thị, khu công nghiệp các loại chất thải nguy hại chưa được phân loại riêng, còn chôn lấp chung với chất thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
 Phương pháp đốt:
   Đốt là quá trình oxy hóa chất thải ở nhiệt độ cao. Công nghệ này rất phù hợp để xử lý chất thải rắn công nghiệp như cao su, nhựa, giấy, da, cặn dầu, dung môi, thuốc bảo vệ thực vật và đặc biệt là chất thải y tế trong những lò đốt chuyên dụng hoặc công nghiệp như lò nung xi măng.Tuy nhiên, để triển khai được theo hướng này, cần có thời gian chuẩn bị nhiều mặt, cả về pháp lý, nguồn lực thu gom vận chuyển, sự đồng thuận của cộng đồng và doanh nghiệp. Theo các tài liệu kỹ thuật thì khi thiết kế lò đốt chất thải phải đảm bảo 4 yêu cầu cơ bản: cung cấp đủ oxy cho quá trình nhiệt phân bằng cách đưa vào buồng đốt một lượng không khí dư; khí dư sinh ra trong quá trình cháy phải được duy trì lâu trong lò đốt đủ để đốt cháy hoàn toàn (thông thường ít nhất là 4 giây); nhiệt độ phải đủ cao (thông thường cao hơn 1.00000C); yêu cầu trộn lẫn tốt các khí cháy - xoáy.
Những năm gần đây, nhiều nhà máy đốt rác sử dụng chất thải rắn đô thị đã được xây dựng khắp Châu Âu và Bắc Mỹ. Trong đó, có một số nhà máy được sử dụng cho hệ thống sưởi và được dùng sản xuất điện năng. Tại Châu Á, Trung Quốc có hơn 50 nhà máy và Nhật Bản là nước sử dụng công nghệ xử lý chất thải rắn bằng nhiệt điện nhiều nhất trên thế giới.
3.2.2 Phương pháp hiện đại
Tái chế rác:
 Tái chế rác là biện pháp an toàn và lợi ích đối với các nước có nền kinh tế và kỹ thuật tiên tiến phát triển. Tái chế rác có hai loại:
Tái chế để làm phân bón: các loại rác thường áp dụng phương pháp này là các loại rác hữu cơ được thu gom, sau đó được ủ một thời gian cho rác mục nát và đem làm phân bón cho cây trồng. Hiện nay, đã có nhiều nhà máy xử lý rác hiện đại thực hiện công việc tái chế rác theo phương pháp này.
Tái chế để tạo thành các sản phẩm tái sử dụng: Các loại rác là giấy vụn, thủy tinh, kim loại, nhựa, gỗ sau khi thu gom và bán cho các cơ sở thu mua sẽ được thực hiện theo các biện pháp tái chế.
Dưới đây là ví dụ công nghệ tái chế rác thải sinh hoạt thành than, công nghệ này đem lại nhiều lợi ích từ rác thải như:



Hình 3.1 Mô hình dây chuyền công nghệ tái chế tác rác thải sinh hoạt thành than sạch .
Phương pháp 3R-W
Việc xử lý và thu gom rác thải sinh họat gặp nhiều khó khăn cả về phương tiện và phương pháp, hiện nay phổ biến là việc thực hiện 3R (Reduce: giảm thiểu, Reuse: sử dụng lại, Recycle: tái chế) đang được áp dụng tại một số thành phố lớn trên thế giới trong đó có thủ đô Hà Nội (Việt Nam) vài năm gần đây.
Thùng rác 3R- W có vỏ ngoài là hình hộp bằng nhựa plastic có kích thước 0,4 x 0,6 x 0,5m có nắp đậy bên trong thùng có 3 ngăn đựng rác rời có thể lấy ra cho vào được có ba màu khác nhau. Để chứa các loại rác khác nhau.


Bên trong thùng chứa giác nhỏ: Gồm có 3 thùng rác nhỏ có kích thước như nhau, nhưng có ba màu khác nhau (Xanh lá cây, màu đỏ, màu vàng) kích thước 0,4 x 0,2 x 0,4 m
Phía dưới đáy thùng nhỏ là khoang rỗng dùng để chứa nước thải, dung dịch lỏng thát ra từ 3 thùng nhỏ A, B, C có kích thước 0,6 x 0,4 x 0,1m.

Thùng rác nhỏ có ba màu khác nhau
Thùng nhỏ có kích thước 0,4 x 0,4 x 0,2 m phía dưới có mọt lỗ nhỏ để thoát nước, nếu không muốn thoát nước có thể dùng nút cao su nút lại.
Thùng chứa rác có ba màu khác nhau thì chức năng chứa rác khác nhau:
Thùng màu xanh lá cây dùng để chứa rác hữu cơ, có thể phân huỷ được như: thực vật, chất thải động vật, giấy…
Thùng màu đỏ nằm giữa dùng để chứa rác vô cơ có thể tái chế được, rác không thể phân huỷ được như nilon, thuỷ tinh vỡ…
Thùng màu vàng dùng để chứa các chất độc hại, nguy hiểm, cần thu gom để xử lý riêng. Khi rác thải là chất độc hại có dịch lỏng thì láy nút cao su nút lại lỗ nhỏ.
Tuỳ theo mỗi hộ gia đình, cơ quan, trường học, công ty có thể thay đổi kích thước, số thùng nhỏ chứa rác.
Kết luận
Việc cải tiến phương tiện thu rác có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc xử lý rác tại nguồn, tại từng hộ gia đình, từng cá nhân trong khi môi trường đang có ô nhiễm nghiêm trọng nhất là vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp…
Rác hữu cơ trong thùng rác màu xanh lá cây có thể đem chế biến thành phân bón, ủ kín phân huỷ nhờ vi sinh vật, tạo khí thiên nhiên (Biogas).
Rác vô cơ, rác khó phân huỷ trong thùng rác màu đỏ có thể thu hồi lại để tái chế, hay xử lý tuỳ theo từng loại rác…
Rác độc hại trong thùng rác màu vàng có thể xử lý riêng bằng các phương pháp phù hợp…
Nước thải thu được trong thùng màu xám không đổ xuống ao hồ sông ngòi, mà lắng lọc dùng xử lý hoá chất để thu hồi lại…
Việc sử dụng thùng rác 3R- W có ưu điểm hơn so với sử dụng túi nilon riêng biệt cả về kinh tế và phương pháp xử lý.
 Phương pháp sinh học:
Công nghệ xử lý rác thải làm phân bón
Nội dung công nghệ: ở những thành phố lớn thường áp dụng công nghệ trong các thiết bị kín. Rác được tiếp nhận, đưa vào thiết bị ủ kín ( hầm ủ) sau 10-12 ngày, hàm luợng các khí H2S, CH4, SO2 ... giảm được đưa ra ngoài ủ chín. Sau đó mới tiến hành phân loại, chế biến thành phân bón hữu cơ (hình 3.5).
Ưu điểm: Rác được ủ từ 10-12 ngày đã giảm mùi của khí H2S, sau đó mới đưa ra ngoài xử lý, góp phần giảm nhẹ mức độ độc hại đối với người lao động . Thu hồi được nước rác, không gây ảnh hưởng tới tầng nước ngầm .Thu hồi được sản phẩm tái chế .Rác vô cơ khi đưa đi chôn lấp không gây mùi và ảnh hưởng đến tầng nước ngầm vì đã được ôxy hoá trong hầm ủ .Thu hồi được sản phẩm làm phân bón.
Hạn chế: Chất lượng phân bón không cao, chưa xử lý triệt để các vi khuẩn gây bệnh Thao tác vận hành phức tạp. Diện tích hầm ủ rất lớn không được phân loại, diện tích nhà máy lớn . Kinh phí đầu tư ban đầu lớn.




Hình 3.5 Sơ đồ công nghệ xử lý rác thải làm phân bón


Công nghệ ủ, chế biến rác thải hữu cơ - Composting(gọi tắt là công nghệ Composting).
Người dân thành phố thu gom rác hữu cơ sinh hoạt đã được phân loại tại gia đình và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Rác được thu gom và chuyên chở đến địa điểm chế biến,ủ Composting.Trong bước này, khâu phân loại tại nguồn là quan trọng nhất vì như vậy mới tiết kiệm được chi phí chuyên chở rác và chất lượng ủ phân mới đảm bảo. Nếu không phân loại ngay tại nguồn thì trước khi ủ cũng phải phân loại. Thực tế tại nhà máy xử lý rác thải và sản xuất phân hữu cơ Cầu Diễn - Hà Nội, quy mô nhà máy, trang thiết bị máy móc rất hiện đại nhưng tiêu tốn vào khâu phân loại rác rất lớn. Chỉ 1/3 lượng rác hữu cơ sau khi phân loại được đưa vào ủ làm phân, còn lại, hàng ngày nhà máy phải huy động 10-15 xe chở rác to đưa chất vô cơ lên bãi rác Nam Sơn, rất tốn kém về chi phí và thời gian chở rác. Trong quy trình công nghệ Composting luôn có sự tham gia của vi sinh vật phân giải thông qua việc bổ sung các chế phẩm VSV, như vậy sẽ tạo ra một loại phân hữu cơ an toàn, có chất lượng cao. Ở nội dung này kỹ thuật ủ và giống loại vi sinh vật đưa vào bể ủ phân là quan trọng hơn cả, nó quyết định thời gian ủ và chất lượng phân hữu cơ. Hiện có nhiều phương pháp và quy trình khác nhau nhưng đều theo nguyên tắc chung là bước đầu ủ nóng, sau đó ủ nguội .

Lên men hiếu khí
 Đây là công nghệ xử lý theo phương pháp sinh học lên men hiếu khí tốc độ cao đối với rác thải, đạt  tiêu chuẩn quốc tế. Dây chuyền công nghệ có thể xử lý các rác thải hữu cơ chuyển hóa thành mùn compost, sau đó sản xuất thành phân vi sinh cao cấp, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Riêng các chất thải vô cơ được chế biến để sản xuất gạch bloc phục vụ xây dựng. Chất thải bằng nhựa, túi nilon, thủy tinh, sắt, nhôm... được đưa đi tái chế thành hạt nhựa cung ứng cho các ngành công nghiệp.

Do lượng rác vô cơ khá lớn nên các nhà khoa học tại Công ty tiếp tục phát triển hệ thống xử lý phế thải trơ và dẻo, tạo ra một dây chuyền xử lý rác khép kín. Phế thải trơ và dẻo đi qua hệ thống sấy khô và tách lọc bụi tro gạch. Sản phẩm thu được ở giai đoạn này là phế thải dẻo sạch. Chúng tiếp tục đi qua tổ hợp băm cắt, phối trộn, sơ chế, gia nhiệt bảo tồn rồi qua hệ thống thiết bị định hình áp lực cao. Thành phẩm cuối cùng là ống cống panel, cọc gia cố nền móng, ván sàn, cốp pha, gạch bloc...


Đề xuất của nhóm thuyết trình :
*     Nhà nước phải ban hành luật bảo vệ môi trường, khắc phục các hành vi gây ảnh hưởng đến môi trường của người dân, cơ quan xí nghiệp
*     Cần tuyên truyền  giáo dục ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân  đối với vấn đề rác thải.
*     Tăng cường đào tạo cán bộ chuyên gia quản lý rác thải.Tăng cường vốn đầu tư để xử lý rác thải.
*     Củng cố,xây dựng mở rộng các cơ sở xử lý rác thải.




KẾT LUẬN
&
   Vấn đề quản lý rác thải rắn trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là một trong những tiêu chí trong công tác bảo vệ môi trường hiện nay.
Xã hội ngày càng phát  triển và hiện đại. Bên cạnh sự phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa, sự phát triển đô thị và các khu công nghiệp sẽ phát sinh chất thải rắn của công nghiệp, bệnh viện và rác thải đô thị. Nếu không được xử lý đúng cách, những loại chất thải do con người tống ra môi trường có thể gây ra nhiều loại bệnh tật, là con đường truyền nhiễm nguy hiểm, phá hoại đến cả môi trường sống...
 Tác nhân gây nguy hại môi trường của chất thải rắn là rất lớn. Vì vậy, vấn đề hiện nay là chúng ta cần đưa ra những giải pháp quản lý và xử lý chất thải rắn hiệu quả, ứng dụng những tiến bộ khoa học trong và ngoài nước, nâng cao ý thức của người dân đối với môi trường để góp phần giảm thiểu ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường sống cũng như sức khoẻ của cộng đồng.
Hãy cùng chung tay bảo vệ môi trường vì một ngày mai tươi đẹp






TÀI LIỆU THAM KHẢO

1   1  Sách :Các nguy cơ đe dọa sinh thải - NXB Trẻ 2008
2   2   Dantri.com
3   3  Tailieu.vn




9.    9    http://www.phucthienlong.com/detail.aspx?id=27
h



 11   http://www.khoahoc.com.vn/print/18706.aspx


BÌNH LUẬN CỦA NHÓM

Bình luận của bạn Nông Thị Phương:  


        Qua bài rác thải nông thôn cho tôi biết được lượng rác thải phát sinh ra ở nông thôn rất nhiều,có rất nhiều chất độc hại được thải trực tiếp ra môi trương như thuốc bảo vệ thực vật,...việc xử lí rác thải ở nông thôn rất yếu kẽm.Không được thu gom và xử lí do sự thiếu hiểu biết của người dân


bài viết này cho tôi biêt thông tin về ảnh hưởng của rác thải đối với môi trường và sức khỏe con người.Giúp tôi hiểu rõ hơn về sự tác động sâu sắc của rác thải đến môi trường không khí ,nước, đất ,....Hiểu được các mầm bệnh gây ra từ rác thải.....(bình luận của DƯƠNG THỊ HIẾU)

Bình luận của Vũ Thị Thu Hiền :
 http://www.baomoi.com/Bien-rac-thanh-phan-compost/45/3803749.epi

Qua bài viết giúp tôi hiểu thêm về các phương pháp xử lý rác thải. Đây là phương pháp khá khả quan, mang lại hiểu quả cao.Đây là mô hình xử lý rác đơn giản, phù hợp với những địa bàn có quy mô dân cư vừa và nhỏ. Được nhiều người dân sử dụng. "Ông Lưu Văn Kía - Xưởng trưởng cho biết: “Rác thải hữu cơ lúc mới đưa vào rất hôi, nhưng sau khi được phun chế phẩm EM thì mùi hôi giảm dần, 55 ngày sau trở thành phân compost. Hiện nay, bình quân mỗi tháng chúng tôi xuất bán khoảng 4 tấn phân hữu cơ cho 1 DN với giá hợp đồng 600 đồng/kg”.

Bình luân của Đào Thị Thu Thảo
http://www.envic.com.vn/x7917-lyacute-ch7845t-th7843i-r7855n-sinh-ho7841t.html

Công nghệ xử lý rác thải bằng công nghệ đốt được nhiều công ty, nhà máy sử dụng và mang lại nhiều lợi ích ,so với việc xử lý bằng phương pháp chôn lấp là tiết kiệm được điên tích chôn lấp.Một số công ty đã xử dụng công nghệ này đêm lại lợi nhuận nhiều về kinh tế như tạo ra nguồn năng lượng phục vụ cho các hoạt động khác.Bên cạnh đó công nghệ đốt cũng có nhiều hạn chế như thải ra lượng khí co2 gây ảnh hương đến môi trường vì vậy các nhà máy xử lý rác cần phải quan tâm đến vấn đề xử lý các khí thải ra trong quá trình xử lý rác thải để mang lại hiêu quả cao trong công tác xử lý rác thải.phương pháp nay được ứng dụng nhiều nơi và mang lại nhiều hiêu quả.

Bình luận của Đỗ Thị Hồng
http://www.monre.gov.vn/v35/default.aspx?tabid=428&CateID=24&ID=120032&Code=WZVM120032

Ta thấy tình hình lượng rác thải hiện nay ở nông thôn đang gia tăng, số lượng rác thải trong nông nghiệp đang ở mức báo động, tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn đang là một bài toán nan giải của toàn xã hội.
  
        http://www.khoahoc.com.vn/print/18706.aspx
Qua tài liệu này chúng em hiểu hơn về phương pháp 3R-W mong muốn giới thiệu cho các bạn biết về phương pháp này.Phương pháp được giới thiệu rất rõ ràng, dễ hiểu, các hình ảnh về cấu tạo rất rõ ràng dễ qua sát.  Phương pháp co ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc xử lý rác thải tại Việt Nam


Qua tài liệu nay chúng em thấy rằng thực trạng rác thải hiện nay là một vấn đề cấp bách của xã hội cần được quan tâm rác có ở khắp mọi nơi, Trên các tuyến đường thành, thị, huyện, xã nhiều đoạn hai bên đường có vô số những đống rác thải do một số người dân sinh sống gần đường chở rác thải đến đổ thành đống. Nhiều bãi rác tập trung nằm ở những tuyến đường mà người dân sinh sống ở gần đó đổ ra ven đường vỉa hè làm tình trạng ô nhiễm môi trường luôn ám ảnh người dân đi qua nơi đây. Các cơ quan cần quan tâm đến xây dựng quy hoạch bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt chất thải rắn hợp vệ sinh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét